Bạn bị chảy máu chân răng khi đánh răng hay cắn phải vật cứng? Có khả năng rất lớn là bạn đang mắc phải bệnh lý răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu hay vệ sinh răng miệng kém. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tụt lợi, mất răng. Nhưng đôi khi, đó là dấu hiệu của các bệnh lý khác mà bạn không thể xem thường!
Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Xác định được chính xác nguyên nhân mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu chân răng.
Bệnh lý răng miệng gây chảy máu chân răng

Nếu bạn bị chảy máu chân răng kèm theo sưng lợi, đau nhức, miệng hôi, răng lung lay thì rất có thể bạn đã bị viêm lợi, viêm nha chu (viêm chân răng). Đôi khi chúng ta còn cảm thấy ngứa căng lợi răng. Nếu kéo dài tình trạng này, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài rất xấu và gây rụng răng. Các bệnh này đa phần đều do vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn uống không hợp lý. Vì vậy, hãy giữ cho mình thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và đến các trung tâm nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng của bạn luôn được khỏe mạnh.
Thiếu vitamin, canxi gây chảy máu chân răng


Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm nhiễm gây chảy máu chân răng. Vitamin C trong cam, bưởi, chanh, ớt đỏ, cà rốt… có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Vitamin K là các vitamin cần thiết cho việc đông máu. Vitamin K có nhiều trong: chuối, cải xanh, rau bina, rau xanh collard, mù tạt xanh…
Khi thiếu các vitamin này, cơ thể sẽ dễ dẫn đến suy nhược, khó thở và đau xương, kháng thể cũng yếu đi cũng như máu khó đông. Việc này làm cho cơ thể khó kiểm soát chảy máu chân răng.
Canxi, magie và các chất chống viêm có trong dầu cá đều giúp răng lợi chắc khoẻ hơn. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ cũng tạo hiệu ứng loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như bàn chải đánh răng.
Bệnh tiểu đường gây chảy máu chân răng


Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường trong nước bọt cũng tăng cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Vi khuẩn kết hợp với thức ăn tạo thành các mảng bám, có thể gây sâu răng, bệnh nướu răng hoặc làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, lượng đường máu cao còn làm cho mạch máu dễ bị tổn thương, chít hẹp, giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng kèm theo chức năng miễn dịch của cơ thể cũng suy yếu. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng răng lợi (giai đoạn đầu của bệnh nướu răng), và bệnh nha chu (viêm nướu răng nghiêm trọng). Các bệnh lý này là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng do bị ung thư máu


Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là chảy máu chân răng. Các tế bào ung thư phát triển sẽ gây nên xuất huyết trong, làm cơ thể mệt mỏi. Đã có nhiều bệnh nhân ung thư xuất hiện những vết bầm tím trên da và chảy máu chân răng nhưng thường chủ quan, coi nhẹ triệu chứng này. Ngoài nguy cơ mắc ung thư máu, các nhà khoa học Thuỵ Điển đã công bố rộng rãi thông tin cho biết chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu mắc ung thư vú ở phụ nữ.
>>> Tìm hiểu thêm: 13 cách giúp bạn trị hôi miệng hiệu quả
Chảy máu chân răng do bị bệnh về gan, thận
Gan, thận tham gia vào việc tổng hợp chất đông máu từ vitamin K nên khi cơ quan nội tạng này bị yếu đi thì các chất đó không thể tổng hợp được dẫn tới hiện tượng máu không đông và gây chảy máu chân răng.
Bị stress quá mức gây chảy máu chân răng


Nếu bạn thường xuyên rơi vào căng thẳng và lo lắng thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, giảm khả năng phòng tránh viêm lợi. Stress còn gây viêm ở các mạch máu và làm vỡ các mô mềm trong khoang miệng, ức chế khả năng tự hồi phục của nó.
Thay đổi nội tiết tố gây chảy máu chân răng
Với nhiều người, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách trị nhức răng đơn giản, hiệu quả
Làm gì khi bạn bị chảy máu chân răng
Nếu bạn bị chảy máu chân răng do các bệnh lý về răng miệng thì bạn nên làm những việc sau:


– Chữa trị triệt để các bệnh về răng miệng – nguồn gốc gây chảy máu chân răng.
– Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
– Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
– Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.


– Dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương lợi và chải răng 2 lần/ngày.
– Ngừng hút thuốc lá
– Uống nước tráng miệng sau bữa ăn
– Không ăn quá nhiều mức cần thiết tinh bột và đồ ngọt.
– Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm.
– Áp đá lạnh để hạn chế lượng máu cung cấp giúp ngăn chảy máu chân răng.
Nếu là do các nguyên nhân khác, bạn cần đi khám bác sỹ để xác định bệnh cụ thể và có hướng điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách giúp bạn ngăn chảy máu chân răng hiệu quả
SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi có chứa các loại thảo dược tự nhiên được lấy trên các đỉnh núi cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp: giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu, viêm lợi, viêm nha chu, giảm sưng tấy từ đó chấm dứt hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi và nhanh chóng cắt đi các cơn đau nhức.




Liên hệ ngay
Giá: 199.000đ/chai 250ml

Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Sản phẩm của Đông y An Sinh Đường
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.
Tin liên quan