Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài các nguyên nhân do ăn uống, thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc thì còn một yếu tố vô cùng quan trọng là sự có mặt của khuẩn HP (Helicobacter pylori) trong dạ dày. Vậy, khuẩn HP là gì? Tại sao nó lại gây viêm loét dạ dày?
Vi khuẩn HP với tên khoa học là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn được phát hiện bởi Robin Warren và Barry Marshall vào năm 1982. Là một loại vi khuẩn xuất hiện nhiều ở trong niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại ở trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Khi sinh sống trong dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra men urase có tác dụng trung hòa acid dịch vị, đồng thời phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày giúp vi khuấn tồn tại được và chui sâu xuống lớp niêm mạc dạ dày bên dưới. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn Hp còn tiết ra các độc tố gây viêm, hậu quả là dẫn tới viêm dạ dày. Lớp nhầy bảo vệ bị phá hủy tạo điều kiện cho acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra các ổ loét. Khoảng 20% trong số bệnh nhân nhiễm Hp bị viêm dạ dày và có khoảng 10% tiến triển thành loét dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp
Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Cho tới giờ, người ta cũng chưa hoàn toàn hiểu tại sao như vậy, nhưng rõ ràng là có một số người kể từ khi sinh ra đã có khả năng kháng lại tác hại của vi khuẩn Hp. Cụ thể, có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị Ung thư dạ dày.
Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:
- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
- Đau bụng tăng lên khi đói.
- Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
- Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
- Chán ăn
- Ợ nhiều
- Đầy bụng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
Khi nào nên đi gặp bác sỹ?
Gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng. Bạn nên tới các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:
- Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
- Khó nuốt.
- Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp
- Sống trong điều kiện đông đúc: sống trong gia đình hoặc cộng đồng đông người có nguy cơ cao nhiễm khuẩn Hp.
- Nguồn nước không đảm bảo: là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp.
- Sống ở các nước đang phát triển: những người sống ở các nước đang phát triển, trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Hp cao hơn.
- Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu bạn sống với người đang nhiễm khuẩn Hp, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm khuẩn Hp từ người đó.
>>> Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày
Biến chứng do nhiễm khuẩn HP
Loét dạ dày tá tràng: khi sinh sống trong dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra men urase có tác dụng trung hòa acid dịch vị, đồng thời phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày giúp vi khuấn tồn tại được và chui sâu xuống lớp niêm mạc dạ dày bên dưới. Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn Hp còn tiết ra các độc tố gây viêm, hậu quả là dẫn tới viêm dạ dày. Lớp nhầy bảo vệ bị phá hủy tạo điều kiện cho acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra các ổ loét. Khoảng 20% trong số bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp bị viêm dạ dày và có khoảng 10% tiến triển thành loét dạ dày.


Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
U malt: một loại u lymphoma liên quan đến niêm mạc dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhiễm khuẩn Hp.
Ung thư dạ dày: là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong rất cao (tỉ lệ tử vong trong 5 năm khi phát hiện ung thư dạ dày ở Việt Nam lên tới 91%). Vi khuẩn Hp được xác định là tác nhân nhóm I gây Ung thư dạ dày (theo WHO) và có liên quan tới 90% các ca ung thư dạ dày được phát hiện hàng năm. Các ca bệnh ung thư dạ dày thường chủ yếu được tìm thấy ở độ tuổi trung niên mà hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ. Điều này cũng được lý giải một phần liên quan tới việc nhiễm khuẩn Hp kéo dài từ thời thơ ấu, trải qua thời gian mới diễn tiến thành ung thư dạ dày.
Làm gì khi nhiễm khuẩn HP
Khi nhiễm khuẩn Hp, bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sỹ, đồng thời kết hợp các phương pháp sau để bổ trợ
Lợi khuẩn Probiotics
Probiotics giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn ruột tốt và xấu. Theo một nghiên cứu năm 2012, dùng probiotic trước hoặc sau khi điều trị khuẩn Hp có thể cải thiện tỷ lệ thành công. Thuốc kháng sinh diệt cả vi khuẩn tốt và xấu trong dạ dày của bạn. Probiotics giúp bổ sung các vi khuẩn tốt. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển quá mức nấm men. Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy vi khuẩn Lactobacillus acidophilus mang lại kết quả tốt nhất.
Trà xanh
Một nghiên cứu năm 2009 trên chuột cho thấy trà xanh có thể giúp diệt và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Hp . Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng trà xanh trước khi nhiễm trùng ngăn ngừa viêm dạ dày. Sử dụng trà trong thời gian nhiễm trùng làm giảm mức độ nghiêm trọng của viêm dạ dày.
Mật ong


Mật ong có khả năng kháng khuẩn chống lại khuẩn Hp. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng sử dụng mật ong với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn có thể rút ngắn thời gian điều trị. Mật ong rừng nguyên chất có thể có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất.
Dầu ô liu
Dầu ôliu cũng có thể dùng để điều trị vi khuẩn HP. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy dầu oliu có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại tám dòng khuẩn Hp. Ba trong số những chủng này kháng kháng sinh. Dầu ôliu cũng làm ổn định axit dạ dày.
Rễ cây cam thảo
Rễ cây cam thảo là phương thuốc tự nhiên phổ biến cho loét dạ dày. Nó cũng có thể đánh bại khuẩn Hp. Theo một nghiên cứu năm 2009, rễ cây cam thảo không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, nhưng nó có thể giúp ngăn không cho khuẩn Hp dính vào thành tế bào.
Cải xanh
Một hợp chất trong mầm cải xanh gọi là sulfurophane có thể có hiệu quả chống lại khuẩn Hp. Nghiên cứu trên chuột và người cho thấy nó làm giảm viêm dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm vi khuẩn xâm chiếm và các triệu chứng của nó. Một nghiên cứu về những người bị bệnh đái tháo đường týp 2 và nhiễm khuẩn Hp cho thấy cải xanh chống lại vi khuẩn. Nó cũng cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Quang trị liệu
Các nghiên cứu cho thấy khuẩn Hp dễ bị tổn thương bởi ánh sáng. Liệu pháp quang hợp sử dụng ánh sáng cực tím để giúp loại bỏ khuẩn Hp trong dạ dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng liệu pháp quang trị liệu được sử dụng trong dạ dày là an toàn. Nó có thể là liệu pháp tốt khi kháng sinh không phải là một lựa chọn.
Sử dụng An vị sinh – Đặc trị đau dạ dày, tá tràng sẽ giúp:
♥ Trị viêm loét dạ dày, tá tràng
♥ Trị viêm đại tràng co thắt
♥ Trào ngược dạ dày
♥ Viêm hang vị dạ dày
♥ Diệt khuẩn HP gây loét dạ dày
♥ Đầy bụng, ăn uống khó tiêu
Quy cách đóng gói
Dạng bột, đựng trong hộp 150g.
Hướng dẫn sử dụng
– Pha với nước ấm (tốt nhất là nước sôi 1000c), mỗi lần 20g (khoảng 1 thìa cà phê), khuấy đều, pha thêm với mật ong lượng vừa đủ rồi dùng ngay; ngày 1 – 2 lần
– Dùng liên tục khoảng 1 – 2 tháng để cho kết quả tốt nhất
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Cam kết
– Có hiệu quả rõ rệt khi dùng liệu trình 1 – 2 tháng (Tùy tình trạng bệnh)
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.