Viêm lợi trùm là bệnh rất phổ biến, xảy ra trong quá trình mọc răng khôn. Bệnh không chỉ gây đau nhức răng miệng, ăn uống khó khăn mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi bạn bị viêm lợi trùm qua bài viết dưới đây.
Viêm lợi trùm là hiện tượng khi răng khôn mọc bị lợi trùm lên gây đau nhức răng, sưng viêm lợi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, thậm chí là bị sốt trong nhiều ngày. Đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch hoặc chưa nhú hết ra khỏi lợi thì lợi sẽ trùm lên trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn dễ dàng bám vào, vi khuẩn sinh sôi và tấn công, khiến bệnh viêm lợi trùm ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân của viêm lợi trùm

Như chúng ta đã biết, viêm lợi trùm xảy ra khi răng khôn bắt đầu mọc. Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng sau khi toàn bộ răng hàm đã mọc đầy đủ và thường nó mọc khi chúng ta đã ở tuổi trưởng thành.
Trong quá trình mọc, lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt răng khôn làm nó bị mắc kẹt lại và không thể tiếp tục mọc được nữa. Khi đó, các vụn thức ăn rất dễ bám vào và mắc vào kẽ giữa lợi và răng rất khó để làm sạch. Các vụn thức ăn này tồn tại trong kẽ răng lâu ngày cùng với các axit trong nước bọt sẽ làm vi khuẩn sinh sôi, nảy nở tấn công vào lợi gây nên viêm lợi trùm.
Khi bị viêm lợi trùm, chúng ta sẽ gặp phải một số biểu hiện sau:
– Lợi sưng phồng, đỏ, khi ấn vào thấy mềm và có thể chảy mủ, dễ chảy máu chân răng.
– Đau nhức răng, há miệng bị đau, ăn uống khó khăn.
– Sốt và nổi hạch ở cổ nếu bị viêm lợi trùm nặng.
– Bệnh không khỏi hoàn toàn mà cứ tái đi tái lại nhiều lần.
Biến chứng của viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng sau:
– Nướu bị viêm nhiễm nặng, gây đau nhức nhiều, lây lan sang các phần nướu của những răng bên cạnh, phát sinh tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng, gây ảnh hưởng sang các răng kế bên, đặc biệt là răng hàm nhai số 7.


– Nếu răng khôn bị lợi trùm có mủ tích tụ lâu ngày sẽ tiết ra các chất axit làm mòn men răng, lợi và răng suy yếu khiến răng khôn dưới nướu bị lung lay, gây đau nhức dữ dội.
– Rất khó vệ sinh răng miệng sạch nếu nướu bị viêm lợi trùm kéo dài, dễ khiến vi khuẩn có hại sang các răng xung quanh gây bệnh, làm tình trạng răng miệng thêm phức tạp.
Điều trị viêm lợi trùm thế nào
Khi bị viêm lợi trùm điều bạn cần làm là giữ cho răng miệng sạch sẽ và tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào vị trí mọc của răng khôn mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý khác nhau.


Răng khôn mọc ở vị trí thẳng hàng so với các răng khác: Đây là trường hợp khá may mắn của bệnh nhân khi răng khôn không mọc lệch, chèn ngang vào những răng khác mà mọc thẳng hàng. Lúc này biện pháp điều trị là cắt bỏ phần lợi trùm, bác sĩ sẽ gây tê và cắt đi phần lợi trùm để răng khôn tiếp tục được mọc lên tránh tình trạng viêm lợi trùm diễn tiến nặng.
Đối với trường hợp cắt lợi trùm, bệnh nhân cần sử dụng phương pháp tiệt trùng và giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm lợi trùm tái diễn.
Răng khôn mọc lệch: Trong trường hợp này nếu chỉ cắt bỏ lợi trùm thì vẫn gây ra những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm khác như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, gây ảnh hưởng đến kết cấu răng xung quanh, ảnh hưởng tới cấu trúc của hàm. Lúc này, cách duy nhất để tránh những biến chứng là việc cân nhắc nhổ bỏ răng khôn bới nếu không thì sớm muộn gì nó cũng gây rắc rối cho bạn bởi những cơn đau nhức triền miên do viêm lợi trùm và các bệnh răng miệng khác.
Trường hợp người bệnh là phụ nữ mang thai có thể sử dụng phương pháp trì hoãn kéo dài khi bị viêm lợi trùm như giảm đau, sát trùng để tránh việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến thai nhi.
Làm sao để hạn chế và giảm thiểu tình trạng viêm lợi trùm
Khi bị viêm lợi trùm, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm:


– Sử dụng nước súc miệng đặc trị để giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó chấm dứt bệnh viêm lợi trùm.
– Vệ sinh răng miệng lấy cao răng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày đồng thời súc miệng nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn, làm giảm viêm nhiễm. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ không nên chải răng quá mạnh vì lúc này lợi rất dễ chảy máu, càng tổn thương, khiến viêm lợi trùm diễn tiến nặng hơn.


– Tránh ăn các loại thức ăn cứng, dai, các chất kích thích và tránh các tác động va chạm đến phần lợi bị đau.
Những việc này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm viêm lợi trùm. Tuy nhiên, bạn cũng nên đến gặp nha sỹ để kiểm tra lại sức khỏe răng miệng của mình.
SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi có chứa các loại thảo dược tự nhiên được lấy trên các đỉnh núi cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp: giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu, viêm lợi, viêm nha chu, giảm sưng tấy từ đó chấm dứt hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi và nhanh chóng cắt đi các cơn đau nhức.




Liên hệ ngay
Giá: 199.000đ/chai 250ml

Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Sản phẩm của Đông y An Sinh Đường
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.
Tin liên quan