Áp xe răng với khối mủ quanh răng tạo ra một áp lực lớn tác động vào các dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe mà còn thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: mất răng, nhiễm trùng máu, áp xe não, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân nào khiến bạn bị áp xe răng
Áp xe răng là một khối mềm bao quanh răng màu từ hồng đến đỏ đậm. Khi bạn chạm vào ổ áp xe sẽ thấy ấm và đau nhức. Trung tâm ổ áp xe răng chứa đầy mủ và các mảnh nhỏ. Đây là biến chứng của việc nhiễm khuẩn răng miệng.
Nguyên nhân là do vi khuẩn từ các bệnh lý răng miệng khác như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng len lỏi vào tủy răng và tiết ra độc tố làm vùng nướu quanh răng sưng tấy, mưng mủ và áp xe răng.
Ngoài ra, các tổn thương vật lý của răng như gãy răng, nứt răng do tại nạn, chấn thương khiến tủy bị tổn thương, vi khuẩn theo đó tấn công cũng gây ra áp xe răng.
Áp xe răng có thể hình thành do tủy răng bị tổn thương nhưng không được điều trị hay bệnh nha chu ở răng tiến triển lâu ngày. Áp xe răng được chia làm 2 loại là áp xe quanh chóp răng và áp xe quanh chân răng.
– Áp xe quanh chóp răng
Các tổn thương trên bề mặt răng bị sâu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn theo đó tấn công vào tủy gây hoại tử tủy răng. Cũng có thể trong quá trình điều trị viêm tủy răng, sự can thiệp quá mức vào vùng chóp răng gây tổn thương chóp răng, tủy và các tổ chức quanh chóp răng. Các vị trí tổn thương, viêm nhiễm này không được điều trị, lâu ngày sẽ tạo gây áp xe răng tạo túi mủ, viêm mô tế tế bào lan tỏa vùng sàn miệng, ngách hành lang…


Ngoài ra, cũng có thể do sang thương (tổn thương phần mềm) tiến triển từ sang thương nha chu. Khi bị viêm nha chu kéo dài làm lộ chân răng, vi khuẩn tấn công theo đó vào tủy làm hoại tử tủy răng, từ đó gây áp xe răng quanh chóp.
– Áp xe quanh chân răng
Còn được gọi là áp xe lợi, phát sinh từ bên ngoài răng tác động chứ không phải từ bên trong như áp xe quanh chóp răng. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn từ cao răng, mảng bám, các vụn thức ăn kẹt giữa lợi và răng tấn công gây tổn thương vùng quanh chân răng (viêm nha chu). Các tổn thương này không được điều trị hoặc điều trị không triệt để sẽ dẫn đến áp xe răng ở vùng quanh chân răng.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm lợi an toàn và hiệu quả
Triệu chứng của áp xe răng


– Răng bị đau buốt khi ăn uống hoặc tự nhiên khiến bạn ăn uống rất khó khăn, người uể oải, mệt mỏi.
– Răng trở nên nhạy cảm với các đồ ăn nóng, lạnh.
– Lợi bị sưng to, nóng đỏ, sờ có thể thấy ấm.
– Hơi thở có mùi hôi.
– Có thể gây sốt, nổi hạch ở cổ nếu tình trạng áp xe răng tiến triển nặng.
– Có thể xuất hiện mủ.
Áp xe răng có nguy hiểm không
Nếu bệnh áp xe răng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
– Viêm mô tế bào lan tỏa ngách hành lang, áp xe ở vòm miệng, ở sàn miệng (vi khuẩn từ một áp xe răng tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm; trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong).
– Áp xe ngoài mặt như: áp xe má và vùng dưới hàm, viêm tấy lan rộng sàn miệng, viêm tấy lan rộng hố thái dương.
– Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp xe răng qua các mạch máu đến tim, gây nhiễm trùng và có thể đe dọa tính mạng), áp xe não (vi khuẩn có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu, gây nhiễm trùng não và có thể dẫn đến hôn mê và tử vong).
– Có thể phải nhổ bỏ răng để ngăn chặn vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang những răng khác.
Phòng ngừa và điều trị áp xe răng
Cách điều trị
Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng nguy hiểm của áp xe răng


– Nếu bạn bị nhẹ hoặc mới bị, có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.
– Điều trị cấp: chích rạch áp xe, kết hợp dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng.
– Điều trị tiếp theo loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn phải tiến hành nhổ răng.
Phòng ngừa áp xe răng
– Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu (viêm chân răng) để vi khuẩn không có cơ hội tấn công hình thành áp xe răng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày sau các bữa ăn. Dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa mà bàn chải đánh răng không tới được.
– Sử dụng nước súc miệng ít nhất 1 lần/ngày để diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Nước súc miệng còn giúp hơi thở thơm mát.
– Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
– Có chế độ ăn uống hợp lý: tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ.
SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi có chứa các loại thảo dược tự nhiên được lấy trên các đỉnh núi cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp: giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu, viêm lợi, viêm nha chu, giảm sưng tấy từ đó chấm dứt hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi và nhanh chóng cắt đi các cơn đau nhức.




Liên hệ ngay
Giá: 199.000đ/chai 250ml

Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Sản phẩm của Đông y An Sinh Đường
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.
Tin liên quan