Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 90% dân số bị mắc bệnh sâu răng, viêm nướu. Như vậy có thể thấy, viêm nướu là một bệnh cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, viêm nướu có thể dễ dàng phòng tránh nếu bạn có những kiến thức cơ bản về nó.
Thế nào là bị viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng nướu bị sưng đau, tấy đỏ kèm theo đó là tình trạng hôi miệng, chảy máu nướu. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ các mảng bám răng, cao răng và trong khoang miệng tấn công vào nướu gây viêm nhiễm. Thói quen ăn uống không hợp lý cũng góp phần làm bệnh viêm nướu thêm nghiêm trọng.

Bệnh viêm nướu để kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp và sức khỏe. Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu dẫn đến lung lay răng và mất răng.
Bệnh viêm nướu có các biểu hiện như sau:
– Nướu bị sưng đau, tấy đỏ, sờ có thể thấy mềm.
– Miệng có mùi hôi khó chịu.
– Bị chảy máu ở nướu khi ăn uống, đánh răng, xỉa răng hoặc tự nhiên.
Nguyên nhân gây viêm nướu
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nướu. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và chế độ ăn uống không hợp lý là những nguyên nhân chính.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Cao răng, mảm bám và thức ăn thừa chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn trong đó. Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay chưa đúng cách, các thức ăn thừa hay mảng bám trong khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và phát triển. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các loại vi khuẩn này tấn công vào nướu gây viêm nướu.
Vì vậy, đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Khi ăn các loại đồ ăn có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh như đá lạnh, thức ăn nóng, lẩu… dễ làm nướu bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ra viêm nướu.


Ngoài ra, các đồ ăn có tính axit hay kích thích như ớt, hạt tiêu sẽ làm lợi dễ bị bỏng rát làm tình trạng viêm nướu thêm trầm trọng. Các loại đồ ăn quá cứng cũng không tốt cho nướu vì khiến nướu phải chịu nhiều áp lực hơn. Vì vậy, khi bị viêm nướu bạn không nên ăn các loại thực phẩm này.
>>> Tìm hiểu thêm: Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì?
Sử dụng quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích
Sử dụng nhiều bia, rượu dễ làm kích ứng nướu. Ngoài ra, rượu, bia còn làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng, làm giảm tác dụng vệ sinh răng miệng một cách tự nhiên. Điều này khiến vi khuẩn phát triển và tấn công gây viêm nướu.
Vì vậy, uống rượu, bia nhiều ngoài gây viêm nướu còn có làm răng bị ố, mòn men răng, hôi miệng …
Hút thuốc lá nhiều
Những người hút thuốc lá nhiều sẽ có nhiều mảng bám, cao răng cả ở cả trên và dưới nướu nên có nguy cơ bị viêm nướu hơn người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc còn làm gia tăng khả năng bị hoại tử, loét nướu. Đây là một tình trạng nặng của viêm nướu, dễ dẫn đến viêm chân răng và mất răng.
Bị bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu trên 21 triệu người ở Mỹ chỉ ra rằng người bị mắc bệnh tiểu đường có nguy gặp các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu cao hơn. Lý do là vì người bị tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn hơn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.
Ngoài ra, suy giảm sức đề kháng hay thay đổi hormon (ở phụ nữ mang thai) cũng làm gia tăng nguy cơ bị viêm nướu.
Tìm hiểu thêm
Phải làm sao khi bị viêm nướu
Sử dụng kháng sinh
Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…) có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng để trị viêm nướu. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng…


Kháng sinh dùng tại chỗ: Metrogyl denta gel dùng để bôi, ngoài ra có thể kết hợp với dung dịch Chlohexidine 0.25% để súc miệng. Có thể dùng sợi Tetracycline đưa vào túi quanh răng.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh nhiều khi bị viêm nướu có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng phụ như: tiêu chảy, viêm loét dạ dày, dị ứng, viêm niêm mạc miệng thậm chí gây suy gan, suy thận, các rối loạn khác trong cơ thể từ đó làm nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng thuốc. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần được chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Sử dụng nước súc miệng
Bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng khi bị viêm nướu.
Trong các loại nước súc miệng có các thành phần giúp kháng khuẩn, giảm đau, giảm viêm sưng giúp cho các triệu chứng của bệnh viêm nướu giảm rõ rệt. Ngoài ra, việc sử dụng nước súc miệng cũng làm bong các loại mảng bám làm giảm thiểu các bệnh răng miệng.
Thông thường có 2 loại nước súc miệng là nước súc miệng thương mại và nước súc miệng có nguồn gốc thảo dược.
Các loại nước súc miệng thương mại có chứa các thành phần như chlorhexidine, gluconate, etanol (cồn etylic) và methyl salicylate có thể trở thành những chất độc hại nếu chẳng may bạn nuốt phải chúng. Vì vậy, bạn phải chú ý khi sử dụng chúng.
Một số loại nước súc miệng của nguồn gốc thảo dược tự nhiên sẽ an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Hầu hết các loại nước súc miệng này không chứa các loại hóa chất công nghiệp mà chỉ sử dụng các loại thảo dược để chiết suất nên an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, các loại nước súc miệng này thường có giá thành cao.
Làm sao để phòng bệnh viêm nướu
Bạn có thể xem các nguyên nhân gây viêm nướu để biết cách phòng tránh hay hạn chế căn bệnh này, ngoài ra bạn cũng nên áp dụng các cách sau để phòng tránh hay hạn chế mức độ nghiêm trọng của viêm nướu.


Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
Đánh răng 2 lần/ngày giúp lấy các thức ăn thừa hay mảng bám trên răng là điều quan trọng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nướu cũng như các bệnh răng miệng khác.
Bạn cũng nên tham khảo cách chọn bàn chải, kem đánh răng cũng như cách đánh răng sao cho đúng để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng
Chỉ nha khoa giúp lấy sạch những mảng bám thức ăn còn xót lại trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch được.
Tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày vào buổi tối sau khi ăn, chỉ nha khoa giúp làm sạch thức ăn thừa trong răng giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu.
Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ những mảng bám, ngăn chặn các vấn đề phát sinh về răng miệng, trong đó có bệnh viêm nướu. Nước súc miệng còn làm cho hơi thở được thơm mát hơn.
Kiểm tra răng miệng theo định kì
Gặp nha sĩ và lấy cao răng theo định kì 2 lần/năm là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa viêm nướu. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự hình thành bệnh ở mức độ nặng.
SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi có chứa các loại thảo dược tự nhiên được lấy trên các đỉnh núi cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp: giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu, viêm lợi, viêm nha chu, giảm sưng tấy từ đó chấm dứt hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi và nhanh chóng cắt đi các cơn đau nhức.




Liên hệ ngay
Giá: 199.000đ/chai 250ml

Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Sản phẩm của Đông y An Sinh Đường
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.
Tin liên quan