Viêm tủy răng khiến bạn phải chịu những cơn đau nhói đến tận óc. Bệnh thường gặp ở những người bị sâu răng hay tổn thương răng kéo dài mà không được điều trị. Viêm tủy răng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Đông y An Sinh Đường tìm hiểu về bệnh để xem nguyên nhân và các biến chứng của viêm tủy răng.
Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng. Tủy răng giúp phần chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chiếc răng giúp răng chắc khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp bị viêm tủy răng mà không được điều trị kịp thời sẽ sinh ra đau nhức kéo dài và các biến chứng khác.
Dấu hiệu bạn bị viêm tủy răng

Viêm tủy răng có thể cấp tính hoặc mãn tính, có hoặc không có triệu chứng, hồi phục hoặc không hồi phục trong những tình trạng kéo dài. Dưới đây là những dấu hiệu của viêm tủy răng có thể hồi phục và không thể hồi phục:
Các triệu chứng phổ biến của viêm tủy răng có thể hồi phục là:
- Các cơn đau thường nhói và nặng.
- Cơn đau ngắn (đau kéo dài khoảng 5-10 phút) và nhanh chóng giảm sau khi loại bỏ các kích thích.
- Có phản ứng với nóng, lạnh hoặc ngọt ngay lập tức.
- Cơn đau không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi vị trí của cơ thể.
Các triệu chứng của viêm tủy răng không thể phục hồi gồm:
- Có các cơn đau nhói.
- Cơn đau tự phát và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Ở giai đoạn đầu, cơn đau có thể hình thành một cách tự nhiên hoặc từ kích thích do nóng hoặc lạnh. Giai đoạn sau, những cơn đau xảy ra chỉ khi tiếp xúc với nóng nhưng giảm đau khi gặp lạnh.
- Cơn đau bị ảnh hưởng bởi vị trí cơ thể.
- Ở các giai đoạn sau, cơn đau có thể ảnh hưởng tới dây chằng quanh răng và các cơn đau khu trú.
- Các cơn đau thường nặng hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân của viêm tủy răng


Viêm tủy răng có nguyên nhân từ việc vi khuẩn tấn công vào tủy răng thông qua các tổn thương răng do: sâu răng, gãy răng, gãy gốc răng, mòn chân răng, thay đổi áp suất môi trường…
Ngoài ra, viêm tủy răng còn có thể do nhiễm hóa chất (nhiễm độc kim loại nặng như: chì, thủy ngân…)
Các biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng
Viêm tủy răng phần lớn bắt nguồn từ những tổn thương trên bề mặt răng. Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gặp được điều kiện thuận lợi như mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt lại trên răng. Chúng sẽ sử dụng những thức ăn này làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hóa thành axit và bào mòn men răng. Đi qua được lớp men răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu phá hủy lớp ngà răng. Đến khi lớp ngà răng bị hủy hoại, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào bên trong gây viêm tủy răng.


Ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển lặng lẽ của bệnh. Bạn hầu như sẽ không cảm thấy cơn đau do viêm tủy răng gây nên. Những cơn đau trong giai đoạn này của bệnh chủ yếu xảy ra vào ban đêm, đau âm ỉ ở một khu vực và bạn khó có thể phát hiện được chính xác cơ đau phát ra từ chiếc răng nào.
Đến giai đoạn tiếp theo, cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều hơn với cường độ ngày một lớn. Bệnh từ viêm tủy răng cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm mãn tính. Lúc này ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng khiến bạn bị đau đớn. Mất ngủ, mất ăn vì đau đớn là điếu khó tránh khỏi đối với người bị viêm tủy răng mãn tính. Khi chuyển sang giai đoạn cuối, tủy sẽ dần dần bị thối và chết đi, đây còn được gọi là tình trạng hoại tử của tủy. Khi đó, không chỉ đau đớn mà người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó phải kể đến:
- Viêm nhiễm vùng xương hàm: Sau khi hoại tử, các chất chứa trong tủy răng mang theo mầm bệnh sẽ thoát ra phía ngoài ống tủy và lỗ chân răng gây nên những bệnh vùng chân răng như viêm chân răng. Dần dần các cấu trúc nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, có thể dẫn tới viêm xương hàm.
- Nang chân răng: Trái lại với tình trạng trên, các chất hoại tử nếu không thoát ra bên ngoài sẽ tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng, tạo nên các ổ mủ trên nướu khiến người bệnh khó chịu.
- Mất răng: Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm tủy răng. Vi khuẩn sau khi phá vỡ các cấu trúc bảo vệ và nâng đỡ răng, hủy hoại các mạch máu khiến răng không còn được nuôi dưỡng bởi cơ thể. Răng sẽ xỉn màu và rụng đi.
- Bệnh liên quan tới tim mạch, hệ hô hấp: Có nhiều nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa vi khuẩn gây hại cho răng với các bệnh tim mạch và hô hấp. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tủy gây viêm tủy răng, chúng sẽ theo đường máu và di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể để gây bệnh, trong đó có tim và phổi.
>>> Tìm hiểu thêm: Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì?
Cách phòng ngừa viêm tủy răng
Chúng ta đều biết là viêm tủy răng do vi khuẩn tấn công vào tủy qua tổn thương do: sâu răng, gãy răng, gãy gốc răng, mòn chân răng, thay đổi áp suất môi trường… Vì vậy, để phòng tránh viêm tủy răng chúng ta cần:
Điều trị những tổn thương của răng do sâu răng
Giai đoạn tốt để đi trám răng sâu ngừa viêm tủy răng là giai đoạn đã hình thành lỗ sâu thực thụ, tuy vậy lỗ sâu nhỏ và chưa có các biểu hiện ê buốt. Bạn cũng cần theo dõi xem có bị viêm tủy răng không trước khi hàn. Nếu sâu răng ở giai đoạn muộn, nguy cơ viêm tủy răng sau khi hàn khi cũng cao hơn so với việc hàn răng ở giai đoạn đầu.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xử lý các tổn thương khác của răng như mòn chân răng, gãy răng… để phòng viêm tủy răng.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày


Đánh răng 2 lần/ngày là điều quan trọng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây các bệnh răng miệng, trong đó có viêm tủy răng.
>>> Tìm hiểu thêm: Viêm lợi trùm và những biến chứng nguy hiểm
Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng
Chỉ nha khoa giúp lấy sạch những mảng bám thức ăn còn xót lại trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch được.
Tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày vào buổi tối sau khi ăn, chỉ nha khoa giúp làm sạch thức ăn thừa trong răng giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây viêm tủy răng.
Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng


Thường xuyên sử dụng nước súc miệng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ những mảng bám, ngăn chặn các vấn đề phát sinh về răng miệng, trong đó có bệnh viêm tủy răng. Nước súc miệng còn làm cho hơi thở được thơm mát hơn.
Kiểm tra răng miệng theo định kì
Gặp nha sĩ theo định kì 2 lần/năm là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa viêm tủy răng. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự hình thành bệnh ở mức độ nặng.
Nếu bị đau nhức răng bạn có thể áp dụng 10 cách trị nhức răng đơn giản và hiệu quả tại nhà để làm dịu đi cơn đau.
SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG
Nha Băng – Đặc trị sâu răng, viêm lợi có chứa các loại thảo dược tự nhiên được lấy trên các đỉnh núi cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp: giảm viêm nhiễm từ vùng răng sâu, viêm lợi, viêm nha chu, giảm sưng tấy từ đó chấm dứt hôi miệng, chảy máu chân răng, tụt lợi và nhanh chóng cắt đi các cơn đau nhức.




Liên hệ ngay
Giá: 199.000đ/chai 250ml

Hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm
Sản phẩm của Đông y An Sinh Đường
Cách dùng
– Ngậm mỗi lần 15ml (2 nắp chai) trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra
– Ngày ngậm 2 – 3 lần tùy tình trạng bệnh
– Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn
– Dung dịch có vị cay, nóng nên có thể pha nhạt để dễ sử dụng
– Chú ý: Không dùng rượu, thịt gà, thịt chó, đồ ăn cay nóng
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm với của trẻ em.
Cam kết
– Chấm dứt cơn đau chỉ sau 5 – 10 phút.
– Khỏi hoàn toàn các bệnh răng miệng sau khi dùng 1 – 2 chai.
– Hoàn tiền nếu không có tác dụng tích cực.
Tin liên quan